Trung Thu 2022 Vào Ngày Nào? Tết Trung Thu Diễn Ra Vào Thời Gian Nào?

Trung thu 2022 vào ngày nào? Ngày tết trung thu với những tên gọi khác trong dân gian. Những hoạt động thường diễn ra vào ngày trung thu.

Trung thu 2022 vào ngày nào? Ngày tết trung thu với những tên gọi khác trong dân gian

Tết trung thu là một ngày lễ với nhiều điều thú vị được diễn ra. Từ múa lân sư tử đến các hoạt động vui chơi của trẻ nhỏ. Chúng hoà chung lại mang đến một không khí đầm ấm, vui vẻ cho tất cả mọi người. Vậy, trung thu vào năm 2022 sẽ diễn ra vào ngày nào? Những tên gọi khác của ngày này liệu bạn có biết đến chúng? Cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc này nhé!

Trung thu 2022 sẽ vào ngày nào?

Tết trung thu là một ngày mà hầu hết ai cũng biết đến và mong chờ. Ngày lễ này sẽ diễn ra vào ngày 15 tháng 8 hằng năm. Thế nhưng, ngày này sẽ tình theo Lịch âm. Chính vì điều này mà nhiều người thường khó để nhớ đúng ngày này.

Thông thường, trong cuộc sống hay công việc, các sự kiện đều được tính theo ngày Dương lịch. Do đó, phần lớn mọi người chỉ nhớ rõ về ngày Dương lịch mà thường quên ngày Âm lịch. Tuy nhiên, ngày Trung thu được tính theo Âm lịch, vì vậy mỗi năm sẽ trúng vào ngày Dương lịch khác nhau. Nếu như bạn muốn chuyển đổi ngày 15 tháng 8 âm lịch sang ngày dương cho dễ nhờ thì bạn phải đổi từng năm.

Năm 2022, ngày 15 tháng 8 âm lịch nhằm ngày 10/9 dương lịch. Bạn có thể nhớ một trong hai ngày này, từ đó có thể sắp xếp công việc để về nhà cùng dùng bữa cơm gia đình với mọi người. Dù là ngày âm hay dương thì việc bạn nhớ về ngày này, hướng về gia đình mới là điều quan trọng.

Ngày tết trung thu với những tên gọi khác trong dân gian

Là một ngày lễ ý nghĩa đối với người dân Việt Nam, tết trung thu luôn mang lại những giây phút đầm ấm và hạnh phúc cho các gia đình. Do đó, mọi người đều biết và mong chờ ngày lễ này trong năm. Ngày lễ Tết trung thu còn có nhiều tên gọi khác nhau trong dân gian như Tết Đoàn viên, Tết Trông trăng hay Tết Thiếu nhi.

Tết trung thu hay còn gọi là Tết đoàn viên

Tết đoàn viên cũng là một trong những cái tên mà mọi người hay dùng khi nói về ngày lễ trung thu. Cái tên gọi này bắt nguồn từ ý nghĩa của ngày trung thu. Bởi thông thường, vào ngày lễ này, ai cũng muốn được trở về bên gia đình, cạnh những thành viên thân thiết. Vào đêm trung thu, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau, cùng dùng chung một bữa cơm, chia sẻ những câu chuyện vui vẻ với nhau. Chính vì vậy, tết trung thu được nhiều người trong dân gian vẫn hay gọi là tết đoàn viên.

»  Mâm Cúng Cô Hồn Đơn Giản Và Nghi Lễ Cúng Cô Hồn Rầm Tháng 7

Đặc biệt, vào ngày này, mọi người sẽ cùng nhau thưởng thức những miếng bánh trung thu thơm ngon, cùng cảm nhận không khí vui vẻ và ấm áp. Còn gì quý hơn những khoảng thời gian khi trở về ngôi nhà của mình, ngắm nhìn những đứa trẻ trong nhà và hàng xóm cùng vui đùa khắp sân. Xung quanh là ánh đèn từ những chiếc đèn lồng lấp lánh. Lúc này, mọi hình ảnh, ký ức của tuổi thơ sẽ ùa về và mang lại cảm giác bình yên cho mình.

Tết trung thu hay còn gọi là Tết trông trăng

Tết trông trăng cũng là một trong những tên gọi khác của ngày lễ tết trung thu. Vào ngày này, mọi người thường chuẩn bị những mâm cỗ trung thu, đặc biệt là những chiếc bánh trung thu vô cùng thơm ngon. Những chiếc bánh nướng hay bánh dẻo là một trong những tượng trưng, hình ảnh điển hình cho ngày lễ này.

Trong dịp lễ này, những thành viên trong một nhà sẽ cùng nhau ngắm trăng đêm rằm, cùng nhau phá cỗ Trung thu, thưởng thức những chiếc bánh. Từ đó, ngày lễ Tết trung thu còn được mọi người gọi với cái tên là tết Trông trăng. Trăng vào ngày lễ này rất to, tròn và sáng, tạo nên một nét đẹp riêng biệt và vô cùng hấp dẫn. 

Tết trung thu hay còn gọi là Tết Thiếu nhi

Trong ngày lễ trung thu này, các bé nhỏ thường được người lớn tặng cho rất nhiều món đồ. Từ những chiếc đèn lồng đơn sơ đến những món đồ chơi hiện đại, hay thậm chí là những chiếc bánh, cái kẹo. Những món đồ này mang lại sự vui vẻ cũng như háo hức cho trẻ con, tạo nên một không khí nhộn nhịp hơn.

Vào những ngày này, các em nhỏ sẽ được rước đèn lồng, phá cỗ trung thu, tham gia vào các hoạt động vui chơi, hát hò hay văn nghệ. Đặc biệt, trong ngày Tết trung thu này, thường có hoạt động múa Lân, múa Rồng vô cùng náo nhiệt và tạo nên nhiều sự thú vị. Chúng thu hút rất nhiều sự chú ý của các em nhỏ và mang lại nhiều tiếng cười cho mọi người.

Bên cạnh đó, ngày tết trung thu luôn gắn liền với hình ảnh chú Cuội, chị Hằng rất dễ thương và đáng yêu. Chúng phù hợp với độ tuổi của các em nhỏ. Chình vì những điều này mà ngày lễ Tết trung thu còn được gọi là ngày Tết thiếu nhi.

»  Cúng Khai Trương Cửa Hàng, Quán Ăn, Công Ty Cần Chuẩn Bị Những Gì?

Những hoạt động thường diễn ra vào ngày trung thu

Hoạt động múa lân náo nhiệt và vui vẻ

Một trong những hoạt động không thể thiếu trong ngày lễ trung thu này đó là hoạt động múa lân cổ truyền. Đây là một trong những hoạt động lâu đời và xuất hiện từ rất lâu. Chúng đã trở thành một hoạt động truyền thống của người dân Việt Nam cũng như là một nét đẹp trong văn hoá của nước ta. 

Hoạt động múa lân mang đến một không khí vô cùng vui nhộn, rộn ràng và náo nhiệt. Chúng sẽ tạo cho mọi người sự háo hức khi đến ngày lễ Trung thu. Khi những tiếng trống vang lên cùng nhau thùng thình kết hợp với những tiếng hò gieo từ các em nhỏ. Tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên một ngày lễ trung thu đáng nhớ và vô cùng ý nghĩa.

Hoạt động rước đèn hay làm lồng đèn

Lồng đèn cũng là một trong những hình ảnh đặc trưng cho ngày lễ trung thu. Người ta vẫn hay bảo “Trung thu mà không có lồng đèn thì không phải là Trung thu”. Do đó, bạn có thể thấy được lồng đèn cũng là một trong những thứ cần thiết phải chuẩn bị trong ngày lễ này.

Vào ngày lễ trung thu hay còn gọi là Tết thiếu nhi, hoạt động rước đèn ông sao đều được mọi nơi tổ chức cho các em nhỏ. Để diễn ra được hoạt động rước đèn, nhiều nơi thường tổ chức cuộc chi làm đèn ông sao cho các bé. Cuộc thi sẽ thu hút được rất nhiều em nhỏ tới tham gia, cùng nhau làm nên những chiếc đèn ông sao bằng giấy. Những chiếc đèn này tuy đơn giản nhưng lại giúp cho các em có thể sáng tạo, phát huy được tài năng, sự thông minh cũng như khéo léo của mình.

Cuộc thi này thể hiện được sự đoàn kết cũng như yêu thương lẫn nhau của các em nhỏ để cùng tạo ra những chiếc lồng đèn. Các em sẽ cùng nhau xếp thành những hàng dài, nối đuôi nhau vừa đi vừa hát các ca khúc thiếu nhi, bài hát về ngày tết trung thu. Thông thường, hoạt động rước đèn lồng sẽ được diễn ra tại khu vực quanh phố phường. 

Vì vậy các em sẽ đi khắp mọi nẻo đường, xung quanh phố phường, đi tới mọi nhà trong khu vực để vừa hát vừa rước đèn. Đi trước đoàn rước lồng đèn này sẽ có những chú lân lộng lẫy và vui nhộn cùng với chị Hằng và chú Cuội. Hình ảnh này mang lại những sự thích thú cho mọi người và tạo được nhiều tiếng cười, sự vui vẻ trong ngày lễ vô cùng đặc biệt và ý nghĩa này.

Hoạt động tổ chức các trò chơi dân gian

Ngày lễ tết trung thu vẫn luôn được mọi người háo hức mong chờ. Một trong các lý do đó là vì hoạt động tổ chức các thể loại trò chơi dân gian. Đây là một trong những điều không thể thiếu trong ngày lễ đặc biệt này. Chúng cũng giống như những chiếc bánh trung thu, những chiếc lồng đèn,…là hình ảnh đặc trưng và quen thuộc trong ngày lễ này.

»  Gợi Ý Cách Chuẩn Bị Mâm Cúng Thôi Nôi Cho Bé Trai Đơn Giản?

Rất nhiều thể loại trò chơi dân gian được tổ chức và triển khai vào ngày lễ này. Đó có thể là những trò vận động liên quan đến thể chất như: kéo co, nhảy bao bố, bịt mắt đánh trống,…Những trò chơi này đều gắn liền với tuổi thơ của mỗi người. Do đó, chúng được tổ chức như một sự gắn kết mọi người lại với nhau. Không chỉ tạo ra sự gắn kết giữa các em nhỏ với nhau mà còn là sự gắn kết giữa người lớn với nhau.

Trong các hoạt động dân gian này, các bạn nhỏ sẽ được giao lưu, thể hiện được sự tự tin của bản thân để dành được những món quà của người tổ chức. Tất cả những điều này sẽ tạo nên một không khí vô cùng vui nhộn và sôi động.

Hoạt động thi mâm cỗ trong ngày lễ trung thu

Mâm cỗ trung thu là một mâm lễ quan trọng với mọi người trong ngày tết trung thu. Bởi với mọi người, mâm cỗ thể hiện được tấm lòng thành của mình dành cho tổ tiên ông bà, những vị thần linh luôn phù hộ cho gia đình. Do đó, chuẩn bị một mâm cỗ đầy đủ và chất lượng luôn là mong muốn của các gia đình.

Chính vì sự quan trọng này mà các hoạt động thi mâm cỗ trong ngày trung thu đã được diễn ra. Mâm cỗ sẽ bao gồm những loại trái cây đặc trưng, chúng sẽ có nhiều màu khác nhau như: quả thanh long, quả hồng đỏ, quả bưởi, quả lựu, quả cam, quả dưa hấu. Thông thường, các em nhỏ sẽ là người tham gia vào những hoạt động này.

Tại đây, các em nhỏ sẽ được chi đội thi với nhau. Thông thường, thời gian để các em có thể chuẩn bị và trang trí cho mâm  cỗ của mình là 30 – 60 phút. Trong thời gian này, các em sẽ lựa chọn các loại trái cây mà ban tổ chức đã chuẩn bị rồi tự do sáng tạo. Các em có thể sắp xếp hay cắt tỉa để tạo điểm nhấn cho mâm cỗ của mình.

Cuối cùng các em sẽ chuẩn bị một bài thuyết trình để diễn giải cho mâm cỗ của mình. Bài diễn giải sẽ được ban tổ chức ghi nhận và đánh giá. Sau đó ban tổ chức sẽ công bố kết quả của hoạt động thi mâm cỗ ngày tết trung thu. Hoạt động này thúc đẩy được sự sáng tạo của các bé cũng như mang lại sự gắn kết cho mọi người hơn.

Trung thu là một dịp mà khi bất cứ ai nghĩ đến đều cảm thấy háo hức và nở một nụ cười tươi. Chúng không chỉ là tuổi thơ của các thế hệ trẻ em mà còn là khoảng thời gian đẹp đẽ và gợi nhớ đến những điều bình yên trong quá khứ của người lớn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

092.884.3838
092.884.3838
"/>