Tết Trung Thu Có Nguồn Gốc Từ Đâu? Trung Thu 2021 Vào Ngày Nào?

Tết Trung Thu có nguồn gốc từ đâu? Trung Thu 2021 vào ngày nào? Ngày này người Việt thường thực hiện những nghi thức gì? Trong ngày này cần lưu ý điều gì để có được sự bình yên, may mắn?

Mỗi người dân Việt đều đã từng trải qua những cái Tết Trung Thu thú vị cho riêng mình. Đây là nét văn hóa độc đáo của người Việt. Nó gắn liền với những ý nghĩa tốt đẹp cũng như nhiều hoạt động văn hóa thú vị. Để hiểu rõ hơn về ngày lễ này; chúng tôi sẽ mang đến bạn những thông tin ý nghĩa về ngày Tết này ngay sau đây.

Tết Trung Thu là ngày gì?

Tết Trung Thu còn được gọi với tên khác là Tết thiếu nhi hay Tết trông trăng. Đây là ngày mà các gia đình Việt quây quần, sum họp với nhau. Cả nhà sẽ cùng ăn bánh trung thu, uống trà, thưởng trăng. Cũng trong ngày này, trẻ em sẽ được người lớn tặng những món đồ chơi ngộ nghĩnh. Như: đèn ông sao, mặt nạ, tò he…để phá cỗ trăng rằm.

Tết Trung Thu còn được gọi với tên khác là Tết thiếu nhi hay Tết trông trăng.

Nhiều nơi, vào đêm rằm Trung Thu sẽ tổ chức nhiều hoạt động vui chơi giải trí. Như: múa lân, múa rồng, rước đèn…Hiện nay, ngày Tết này đang rất phổ biến ở nhiều quốc gia Châu Á khác nhau. Như: Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia…Tuy nhiên, phong tục và nghi thức đón Tết lại có nhiều sự khác biệt ở mỗi nước.

Tết Trung Thu 2021 là ngày nào?

Tết Trung Thu năm 2021 sẽ diễn ra vào ngày 15/8 Âm lịch, tức là ngày 21/9 Dương lịch của năm 2021. Ngày này rơi vào thứ 3 nên các hoạt động vui chơ. Có thể sẽ không được rầm rộ như khi trùng vào ngày cuối tuần. Hơn thế nữa, hiện nay đang là thời điểm dịch Covid – 19 hoành hành. Nên các hoạt động lễ hội cũng sẽ có sự hạn chế.

Mọi người dân Việt vẫn đang hy vọng đến ngày Trung Thu, dịch bệnh có thể lắng xuống. Điều này giúp mọi người có thể thỏa sức cùng nhau quây quần và được tham gia các lễ hội vui vẻ. Đây cũng là dịp để cầu mong sự bình an, hạnh phúc đến muôn nơi.

Trung Thu năm 2021 sẽ diễn ra vào ngày 15/8 Âm lịch, tức là ngày 21/9 Dương lịch của năm 2021.

Tết Trung Thu bắt nguồn từ đâu?

Rất nhiều người Việt vẫn băn khoăn không biết liệu Tết Trung Thu có từ khi nào? Vì sao lại có ngày Tết đặc biệt như vậy? Thực ra, có rất nhiều câu chuyện lý giải về nguồn gốc của đêm rằm Trung Thu. Đó là câu chuyện về chàng Cuội vì muốn níu giữ cây đa thần mà bị kéo bay lên trời xanh cùng cây đa. Đến rằm tháng tám chàng ta lại ngồi ở gốc đa chốn cung trăng. Để nhìn xuống hạ giới với mong muốn có ngày trở về nhân gian.

»  Tủ Đựng Chén Bát Bằng Inox - Tủ Inox Cao Cấp Trong Không Gian Bếp

Cũng có sự tích kể rằng, Trung Thu bắt nguồn từ câu chuyện về nhà vua Đường Minh Tông ở Trung Quốc. Trong một lần thưởng trăng uống trà cùng Hoàng Hậu vào ngày rằm tháng tám. Đã phát hiện ra món bánh Nguyệt thơm ngon đặc biệt. Từ đó, người dân nơi nơi đều truyền nhau tục ăn bánh Nguyệt (tức bánh Trung thu ngày nay). Để được hưởng hồng phúc của vua.

Thực ra, dù được kể với câu chuyện nào thì nguồn gốc về ngày Tết thiếu nhi này. Vẫn mang ý nghĩa nhân văn rất cao đẹp. Nó hướng con người đến cái thiện, cái đẹp để có được hạnh phúc trong cuộc sống.

Ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu

Mặc dù nói, ngày Tết Trung Thu xuất phát từ nhiều câu chuyện cổ tích khác nhau. Nhưng, trong lòng mỗi người Việt, ngày này có ý nghĩa rất quan trọng. Nó được gọi là Tết đoàn viên bởi đây là lúc các thành viên trong gia đình cùng nhau quây quần, sum họp. Con cái tặng những món quà có ý nghĩa cho cha mẹ, ông bà. Ngược lại, người lớn cũng tặng cho con trẻ những món đồ chơi đẹp mắt. 

Ngày Tết này là lúc để mỗi người con thể hiện lòng biết ơn đến các bậc sinh thành. Đồng thời, những giây phút quây quần cùng nhau ăn bánh, uống trà, ngắm trăng. Sẽ càng giúp tình cảm gia đình thêm phần khăng khít hơn. Đặc biệt, những lễ hội như: múa lân, múa rồng. Được xem là biểu tượng cho sự may mắn, tài lộc, hoan hỉ trong thời gian sắp tới.

6 hoạt động phổ biến thường diễn ra vào Tết Trung Thu

Tết Trung Thu ở mỗi quốc gia Châu Á sẽ có sự khác nhau. Ở Việt Nam cũng vậy. Mỗi vùng miền sẽ có cách đón Trung Thu riêng của mình. Tuy nhiên, trong ngày này sẽ có những hoạt động phổ biến như:

Chuẩn bị mâm cỗ tết trung thu

Mâm cỗ Trung Thu được người Việt rất chú trọng. Ai cũng muốn có sự chuẩn bị tươm tất nhất để bày tỏ được tấm lòng của mình. Tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà mâm cỗ sẽ có sự chuẩn bị nhiều ít khác nhau.

Tuy nhiên, có một số lễ vật không thể thiếu như: hoa quả, kẹo bánh. Những món đồ chơi ngộ nghĩnh, bánh Trung thu, trà, rượu…Mâm cỗ này được chuẩn bị trước là dâng lên gia tiên. Sau là để con cháu cùng nhau thụ lộc và phá cỗ trong đêm rằm tháng tám.

Chuẩn bị Chuẩn bị mâm cỗ tết trung thumâm cỗ tết trung thu

Chuẩn bị đồ chơi tết Trung Thu

Với trẻ em, ngày Tết thiếu nhi này sẽ là lúc được thỏa sức vui chơi với những lễ hội hấp dẫn. Vì vậy, việc chuẩn bị các món đồ chơi như: đèn ông sao, mặt nạ, tò he..Cũng là một trong những điều không thể thiếu. Nếu có điều kiện, người lớn trong gia đình sẽ mua tặng các bé. Với những ai khéo tay có thể tự mình làm để ngày hội đêm rằm. Càng thêm thú vị và có ý nghĩa hơn.

»  Tỉ Lệ, Công Thức Cách Nấu Nước Lèo Hủ Tiếu Ngon Chuẩn Vị 3 Miền
Công tác chuẩn bị đón trung thu năm 2020 của trường Mầm non 10-10 - Tin nổi  bật - Cổng thông tin điện tử Quận Hoàng Mai
Đèn ông sao, mặt nạ, tò he…cũng là một trong những điều không thể thiếu trong tết trung thu.

Tặng quà trong dịp lễ trung thu

Tết Trung Thu của người Việt thường có tục tặng quà. Trong ngày nay, con cháu sẽ chuẩn bị những món quà có ý nghĩa để biếu người lớn trong nhà. Đây là cách thề hiện sự yêu thương, ghi nhớ công ơn của thế hệ sau. Với những người có công sinh thành, dưỡng dục.

Đây là một tục lệ mang tính nhân văn rất cao cả. Điều này càng trở nên đáng trân quý hơn khi trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Con người đang dần thơ ở với nhau và không ít người vì đồng tiền mà quên đi cội nguồn, gốc rễ.

Mời các bạn cùng tham khảo một số mẫu thùng đá inox cao cấp của Inox Việt Nam

Ăn bánh, uống trà trong dịp tết trung thu

Ăn bánh Trung Thu là một trong những điều không thể thiếu trong ngày Tết đoàn viên này. Cùng với đó, những chén trà xanh được dùng chung với bánh tạo nên hương vị thanh đạm, hấp dẫn. Hiện nay, trên thị trường cũng có rất nhiều loại bánh Trung thu với hương vị khác nhau. Để bạn có thể lựa chọn như: bánh nhân đậu xanh, bánh nhân trứng muối, bánh chay…

Bánh trung thu là 1 phần không thể thiếu trong tết trung thu truyền thống.
Bánh trung thu là 1 phần không thể thiếu trong tết trung thu truyền thống.

Ngắm trăng trong Tết Trung Thu

Ánh trăng trong đêm rằm tháng 8 rất đẹp. Không chỉ to, tròn mà còn sáng trong. Mọi gia đình Việt đều chọn cùng nhau quây quần ăn bánh, uống trà và thưởng trăng. Xung quanh là hình ảnh những đứa trẻ đang nô đùa, chạy nhảy hồn nhiên. Một khung cảnh bình yên, đầm ấm và hạnh phúc mà bất cứ ai cũng mong muốn có được.

Xem lễ hội trung thu

Vào Tết Trung Thu, có rất nhiều hoạt động vui chơi được diễn ra như: múa lân, múa rồng, rước đèn…Nhiều nơi còn tổ chức các chương trình ca múa nhạc rất náo nhiệt. Việc tổ chức các lễ hội truyền thống hay hiện đại. Còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế – xã hội ở mỗi vùng miền.

Tuy nhiên, dù ở đâu thì các hoạt động mang tính văn hóa giải trí này vẫn rất được người dân đón nhận như một món quà tinh thần không thể thiếu trong ngày Tết đoàn viên.

Tết Trung Thu nên và không nên làm gì để mang lại may mắn

Trong ngày Tết Trung Thu, bạn cần lưu ý nhiều điều để đảm bảo không mang đến những điều xui xẻo. Có những điều bạn nên làm nhưng cũng có những việc bạn nên kiêng kỵ. Điều này sẽ giúp mang đến những điều may mắn, tốt đẹp nhất.

»  Lắp Đặt Chụp Hút Khói Bếp Gia Đình, Chụp Hút Mùi Bếp Inox Chất Lượng

Nên kiêng gì trong Tết Trung Thu

  • Thứ nhất, phụ nữ mới sinh không nên tham gia vào tiệc ngắm trăng của cả gia đình. Bởi theo các chuyên gia phong thủy lý giải, đây là lúc cơ thể còn rất yếu. Việc ngắm trăng buổi tối thường mang âm khí nặng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Thứ hai, những người mà thời gian trước đó cảm thấy bản thân đang gặp nhiều vận xui cũng nên hạn chế việc tham gia các hoạt động dưới trăng. Điều này sẽ tránh việc tích tụ thêm âm khí gây xui rủi vào người.
  • Thứ ba, những người đang gặp trục trặc trong công việc làm ăn nên hạn chế ra ngoài vào đêm rằm. Tốt nhất là nên làm mâm cỗ Trung Thu ở nhà và mời mọi người đến. Cách này sẽ hạn chế việc mang thêm vận xui vào người khi ra ngoài vào đêm âm thịnh như vậy.
  • Thứ tư, trong mâm cỗ Trung Thu nên hạn chế sử dụng những loại hoa quả có hình dạng kì quái, nhiều gai nhoọn. Nó được xem là một biểu hiện của sự kém may mắn, điềm hung.

Nên làm gì trong ngày Tết Trung Thu?

Bên cạnh những điều kiêng kỵ nói trên thì trong Tết Trung Thu bạn cũng nên làm những hành động sau để tăng thêm may mắn:

  • Nên chọn những trang phục có màu đỏ để tăng thêm tài lộc, vận khí cho mình. Đặc biệt là trong đêm rằm Trung thu vốn có đặc điểm âm thịnh thì màu đỏ sẽ kích thích tính dương để bạn tránh được những điều bất lợi.
  • Người Việt thường cho rằng, ngày rằm là ngày mà các vong hồn xuất hiện rất nhiều. Vì vậy, trước khi ra ngoài để tham gia lễ hội Trung Thu, bạn nên thắp một nén nhang lên bàn thờ gia tiên để cầu mong sự bình an.
  • Trong ngày rằm tháng tám này, nếu có ra ngoài bạn cũng nên đến những nơi có ánh sáng hay đông người. Hạn chế việc đến những nơi tối hay thanh vắng rất dễ bị ảnh hưởng của tà khí hay những thứ không “sạch sẽ” làm ảnh hưởng.
  • Khi cùng nhau sum vầy tại nhà, các thành viên trong gia đình nên cố gắng duy trì tiếng cười và hòa khí. Hạn chế việc cãi vã, khóc lóc hay lớn tiếng với nhau. Điều này được xem là sẽ mang đến những điều không may mắn. Đồng thời, nó cũng khiến bữa tiệc Trung Thu mất đi sự đầm ấm, hạnh phúc vốn có.

Những thông tin chia sẻ về Tết Trung Thu mà chúng tôi đưa ra trên đây; hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về ngày Tết đoàn viên độc đáo này. Đây là một nét văn hóa đẹp, mang tín ngưỡng ‘uống nước nhớ nguồn” của người Việt. Ngày Tết này đã được các thế hệ người Việt từ bao đời nay gìn giữ và phát huy để có được những nét đẹp tinh thần mang đậm vản sắc văn hóa riêng của con cháu Lạc Hồng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

092.884.3838
092.884.3838
"/>